Ngân hàng cũng cần phát triển bền vững
Quote from bsdinsight on 11 November 2023, 14:05(KTSG) – Phát triển theo hướng bền vững đang dần trở thành xu hướng không thể cưỡng lại với cả ngành tài chính – ngân hàng, theo đó hoạt động cấp vốn của các tổ chức này, ngoài yếu tố kinh tế và an toàn vốn đơn thuần, không thể không tính đến yếu tố môi trường và xã hội.
Một nghiên cứu của tổ chức The United Nations Global Compact năm 2010 đối với 766 giám đốc điều hành (CEO) của các công ty đa quốc gia (bao gồm 41 CEO của các ngân hàng toàn cầu) cho thấy, 98% trong số họ đồng ý rằng việc định hướng phát triển bền vững và tích hợp phát triển bền vững vào hoạt động của doanh nghiệp là công thức thành công trong tương lai.
Lợi ích của việc theo đuổi định hướng phát triển bền vững cho ngân hàng là gì?
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mô hình ngân hàng bền vững mang lại những lợi ích, như nâng cao danh tiếng kinh doanh, giảm thiểu rủi ro hoạt động; duy trì sự trung thành của khách hàng và cơ hội mở rộng khách hàng mới; nâng cao kết quả tài chính và hiệu quả hoạt động; khuyến thích các bên có liên quan tham gia vào quá trình đánh giá hoạt động của ngân hàng…
Ở khía cạnh định lượng, nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ số lợi tức ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ngân hàng sẽ tăng 0.071% nếu ngân hàng tăng đầu tư 1% vào lĩnh vực môi trường có liên quan (Nizam, Ng et al. 2019).
Ngân hàng bền vững được đánh giá như thế nào?
Những nghiên cứu và khảo sát thực tế hoạt động của các ngân hàng hướng vào phát triển bền vững cho thấy, mô hình phát triển ngân hàng bền vững bao gồm bảy nhân tố: công nghệ (T), thể chế (I), quản trị (M), kinh tế (E), xã hội (S), và môi trường (e). Mô hình bảy nhân tố này được gọi là TIMESe, cụ thể như sau:
Công nghệ (T) là yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy phát triển ngân hàng số – một nhân tố quan trọng của mô hình ngân hàng bền vững. Nó giúp khách hàng giảm tần suất tiếp cận trực tiếp các chi nhánh ngân hàng và đồng thời cũng giảm việc tiếp nhận và sử dụng các báo cáo bằng giấy. Điều này góp phần bảo vệ môi trường thông qua việc giảm lượng nhiên liệu sử dụng (xăng và dầu) và giấy phát hành các báo cáo.
Dưới giác độ phát triển ngân hàng bền vững, thể chế (I) được hiểu là sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược, chính sách, quy định và quy chế mà ngân hàng được áp dụng vào quá trình hoạt động kinh doanh. Để định hướng phát triển ngân hàng theo hướng bền vững thì những yếu tố về thể chế nói trên phải được hiểu, triển khai, và đưa vào áp dụng trong tổng thể hoạt động của ngân hàng.
Quản trị (M) ngân hàng bền vững được đề cập trong năm khía cạnh chính, gồm sản phẩm và dịch vụ, quản trị khách hàng, quản trị tài sản, quản trị rủi ro và quản trị tài chính. Mỗi một khía cạnh có cách tiếp cận quản lý phù hợp thông qua các chỉ số định lượng cụ thể. Ví dụ, phát triển sản phẩm dịch vụ thân thiện với môi trường được xem là bước đi quan trọng đầu tiên và là bước đột phá trong việc nghiên cứu, thiết kế và triển khai.
Hình 1: Mô hình phát triển ngân hàng bền vững TIMESe
Kết quả hoạt động của ngân hàng (E) trước hết là vấn đề lợi ích cho các cổ đông và nhà đầu tư. Vì vậy, chỉ số ROE được xem như là một thông số quan trọng nhất mà các nhà quản lý và nghiên cứu sử dụng nó như một chỉ số chính đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Sự đóng góp của ngân hàng đối với cộng đồng (S) được thể hiện trên hai nội dung: đối với nhân viên của ngân hàng và đối với các hoạt động xã hội. Nhân viên phải được xem là nguồn vốn con người trong sự tồn tại, hoạt động và phát triển của ngân hàng và vì thế họ cần được tạo điều kiện tốt nhất trong việc đào tạo, bồi dưỡng, an toàn lao động và được trả công xứng đáng trong một môi trường làm việc thân thiện và công bằng.
Dưới giác độ xã hội, sự mở rộng cách tiếp cận dịch vụ tài chính đối với khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng ưu tiên như doanh nghiệp nhỏ và vừa, phụ nữ và dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa là sự đóng góp được nhìn thấy rõ nét nhất của ngân hàng.
Đối với các ngân hàng phát triển theo hướng bền vững, nhân tố môi trường (e) được tích hợp vào mô hình kinh doanh được xem như là một điều kiện tiên quyết, chẳng hạn như áp dụng các chính sách liên quan đến môi trường trong hoạt động cho vay và đầu tư. Việc đo lường và ghi nhận các kết quả đạt được trong việc giảm thiểu tác động của hoạt động ngân hàng lên môi trường phải được định lượng hóa.
Về mặt định lượng, mô hình TIMESe có tổng cộng sáu nhân tố chính và 39 chỉ số. Việc tổng hợp 39 chỉ số này là một thách thức đối với ngân hàng truyền thống nhưng nếu có một chiến lược phát triển đúng đắn thì ngân hàng sẽ đạt được bộ chỉ số này trong khoảng thời gian từ ba đến năm năm.
Mô hình TIMESe giúp định hướng cho các ngân hàng muốn chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng phát triển bền vững, và nó cũng được sử dụng để đo lường mức độ bền vững của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh qua chỉ số BSI (Bank Sustainability Index).
Có một sự khác biệt giữa việc đo lường sự phát triển bền vững dựa trên tiêu chí phổ biến ESG và mô hình TIMESe. ESG là tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp dưới góc nhìn của nhà đầu tư, còn mô hình TIMESe đo lường và đánh giá sự phát triển bền vững của ngân hàng dưới góc nhìn của nhà quản trị. Do đó, mô hình TIMESe cung cấp cái nhìn thực tế hơn, chi tiết hơn và thuận tiện hơn trong việc áp dụng đối với các nhà quản lý ngân hàng.
Ngân hàng tại Việt Nam đã có bền vững chưa?
Trong danh mục nghiên cứu về phát triển ngân hàng bền vững của 21 nước thành viên APEC, Việt Nam không có một ngân hàng nào. Lý do chính là các ngân hàng chúng ta chưa có một ngân hàng nào định hướng phát triển theo hướng bền vững và có bộ dữ liệu phản ánh hoạt động này một cách đúng nghĩa.
Một vài ngân hàng ở Việt Nam có định hướng phát triển theo ESG, nhưng quá trình chuyển biến còn rất chậm, định hướng chiến lược và chính sách phát triển còn chưa rõ nét… Để chuyển đổi theo hướng bền vững, ngân hàng Việt Nam cần quan tâm đến các nội dung sau:
Thể chế: Thuật ngữ “phát triển ngân hàng bền vững” phải được ghi rõ trong tầm nhìn của ngân hàng, và vì như thế ngân hàng mới tập trung được sức mạnh và trí tuệ từ các nguồn lực liên quan trong công cuộc chuyển đổi mô hình.
Sản phẩm và dịch vụ: sản phẩm và dịch vụ liên quan đến tài chính xanh và bền vững là một trong những nhân tố quan trọng khi các tổ chức quốc tế xem xét, đánh giá tính bền vững của ngân hàng. Có rất nhiều sản phẩm riêng lẻ hoặc chuỗi sản phẩm liên quan đến các ngành công nghiệp như xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp chế biến và khai thác, năng lượng sạch và tái tạo mà ngân hàng có thể áp dụng.
Quản trị rủi ro môi trường và xã hội: Các ngân hàng bền vững xem rủi ro về môi trường và xã hội gây ra từ các khoản cho vay cũng giống như rủi ro về tín dụng hay thị trường và tích hợp chúng vào trong hệ thống đánh giá và quản trị rủi ro khi đánh giá và xếp hạng các khoản cho vay và đầu tư.
Về báo cáo và công bố thông tin: Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải được thể hiện trong báo cáo phát triển bền vững.
Về nhân sự và đào tạo: Sự quan tâm và ủng hộ của cấp quản lý đối với các vấn đề môi trường và xã hội là một trong những yếu tố góp phần làm cho ngân hàng hoạt động ổn định, phát triển và bền vững. Do đó, việc cung cấp các chương trình đào tạo về phát triển bền vững thường xuyên để toàn bộ nhân viên hiểu được ý nghĩa và vận dụng những kiến thức này vào trong hoạt động là cần thiết.
(*) Tiến sĩ kinh tế – tài chính tại New Zealand.
(KTSG) – Phát triển theo hướng bền vững đang dần trở thành xu hướng không thể cưỡng lại với cả ngành tài chính – ngân hàng, theo đó hoạt động cấp vốn của các tổ chức này, ngoài yếu tố kinh tế và an toàn vốn đơn thuần, không thể không tính đến yếu tố môi trường và xã hội.
Một nghiên cứu của tổ chức The United Nations Global Compact năm 2010 đối với 766 giám đốc điều hành (CEO) của các công ty đa quốc gia (bao gồm 41 CEO của các ngân hàng toàn cầu) cho thấy, 98% trong số họ đồng ý rằng việc định hướng phát triển bền vững và tích hợp phát triển bền vững vào hoạt động của doanh nghiệp là công thức thành công trong tương lai.
Lợi ích của việc theo đuổi định hướng phát triển bền vững cho ngân hàng là gì?
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mô hình ngân hàng bền vững mang lại những lợi ích, như nâng cao danh tiếng kinh doanh, giảm thiểu rủi ro hoạt động; duy trì sự trung thành của khách hàng và cơ hội mở rộng khách hàng mới; nâng cao kết quả tài chính và hiệu quả hoạt động; khuyến thích các bên có liên quan tham gia vào quá trình đánh giá hoạt động của ngân hàng…
Ở khía cạnh định lượng, nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ số lợi tức ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ngân hàng sẽ tăng 0.071% nếu ngân hàng tăng đầu tư 1% vào lĩnh vực môi trường có liên quan (Nizam, Ng et al. 2019).
Ngân hàng bền vững được đánh giá như thế nào?
Những nghiên cứu và khảo sát thực tế hoạt động của các ngân hàng hướng vào phát triển bền vững cho thấy, mô hình phát triển ngân hàng bền vững bao gồm bảy nhân tố: công nghệ (T), thể chế (I), quản trị (M), kinh tế (E), xã hội (S), và môi trường (e). Mô hình bảy nhân tố này được gọi là TIMESe, cụ thể như sau:
Công nghệ (T) là yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy phát triển ngân hàng số – một nhân tố quan trọng của mô hình ngân hàng bền vững. Nó giúp khách hàng giảm tần suất tiếp cận trực tiếp các chi nhánh ngân hàng và đồng thời cũng giảm việc tiếp nhận và sử dụng các báo cáo bằng giấy. Điều này góp phần bảo vệ môi trường thông qua việc giảm lượng nhiên liệu sử dụng (xăng và dầu) và giấy phát hành các báo cáo.
Dưới giác độ phát triển ngân hàng bền vững, thể chế (I) được hiểu là sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược, chính sách, quy định và quy chế mà ngân hàng được áp dụng vào quá trình hoạt động kinh doanh. Để định hướng phát triển ngân hàng theo hướng bền vững thì những yếu tố về thể chế nói trên phải được hiểu, triển khai, và đưa vào áp dụng trong tổng thể hoạt động của ngân hàng.
Quản trị (M) ngân hàng bền vững được đề cập trong năm khía cạnh chính, gồm sản phẩm và dịch vụ, quản trị khách hàng, quản trị tài sản, quản trị rủi ro và quản trị tài chính. Mỗi một khía cạnh có cách tiếp cận quản lý phù hợp thông qua các chỉ số định lượng cụ thể. Ví dụ, phát triển sản phẩm dịch vụ thân thiện với môi trường được xem là bước đi quan trọng đầu tiên và là bước đột phá trong việc nghiên cứu, thiết kế và triển khai.
Hình 1: Mô hình phát triển ngân hàng bền vững TIMESe
Kết quả hoạt động của ngân hàng (E) trước hết là vấn đề lợi ích cho các cổ đông và nhà đầu tư. Vì vậy, chỉ số ROE được xem như là một thông số quan trọng nhất mà các nhà quản lý và nghiên cứu sử dụng nó như một chỉ số chính đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Sự đóng góp của ngân hàng đối với cộng đồng (S) được thể hiện trên hai nội dung: đối với nhân viên của ngân hàng và đối với các hoạt động xã hội. Nhân viên phải được xem là nguồn vốn con người trong sự tồn tại, hoạt động và phát triển của ngân hàng và vì thế họ cần được tạo điều kiện tốt nhất trong việc đào tạo, bồi dưỡng, an toàn lao động và được trả công xứng đáng trong một môi trường làm việc thân thiện và công bằng.
Dưới giác độ xã hội, sự mở rộng cách tiếp cận dịch vụ tài chính đối với khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng ưu tiên như doanh nghiệp nhỏ và vừa, phụ nữ và dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa là sự đóng góp được nhìn thấy rõ nét nhất của ngân hàng.
Đối với các ngân hàng phát triển theo hướng bền vững, nhân tố môi trường (e) được tích hợp vào mô hình kinh doanh được xem như là một điều kiện tiên quyết, chẳng hạn như áp dụng các chính sách liên quan đến môi trường trong hoạt động cho vay và đầu tư. Việc đo lường và ghi nhận các kết quả đạt được trong việc giảm thiểu tác động của hoạt động ngân hàng lên môi trường phải được định lượng hóa.
Về mặt định lượng, mô hình TIMESe có tổng cộng sáu nhân tố chính và 39 chỉ số. Việc tổng hợp 39 chỉ số này là một thách thức đối với ngân hàng truyền thống nhưng nếu có một chiến lược phát triển đúng đắn thì ngân hàng sẽ đạt được bộ chỉ số này trong khoảng thời gian từ ba đến năm năm.
Mô hình TIMESe giúp định hướng cho các ngân hàng muốn chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng phát triển bền vững, và nó cũng được sử dụng để đo lường mức độ bền vững của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh qua chỉ số BSI (Bank Sustainability Index).
Có một sự khác biệt giữa việc đo lường sự phát triển bền vững dựa trên tiêu chí phổ biến ESG và mô hình TIMESe. ESG là tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp dưới góc nhìn của nhà đầu tư, còn mô hình TIMESe đo lường và đánh giá sự phát triển bền vững của ngân hàng dưới góc nhìn của nhà quản trị. Do đó, mô hình TIMESe cung cấp cái nhìn thực tế hơn, chi tiết hơn và thuận tiện hơn trong việc áp dụng đối với các nhà quản lý ngân hàng.
Ngân hàng tại Việt Nam đã có bền vững chưa?
Trong danh mục nghiên cứu về phát triển ngân hàng bền vững của 21 nước thành viên APEC, Việt Nam không có một ngân hàng nào. Lý do chính là các ngân hàng chúng ta chưa có một ngân hàng nào định hướng phát triển theo hướng bền vững và có bộ dữ liệu phản ánh hoạt động này một cách đúng nghĩa.
Một vài ngân hàng ở Việt Nam có định hướng phát triển theo ESG, nhưng quá trình chuyển biến còn rất chậm, định hướng chiến lược và chính sách phát triển còn chưa rõ nét… Để chuyển đổi theo hướng bền vững, ngân hàng Việt Nam cần quan tâm đến các nội dung sau:
Thể chế: Thuật ngữ “phát triển ngân hàng bền vững” phải được ghi rõ trong tầm nhìn của ngân hàng, và vì như thế ngân hàng mới tập trung được sức mạnh và trí tuệ từ các nguồn lực liên quan trong công cuộc chuyển đổi mô hình.
Sản phẩm và dịch vụ: sản phẩm và dịch vụ liên quan đến tài chính xanh và bền vững là một trong những nhân tố quan trọng khi các tổ chức quốc tế xem xét, đánh giá tính bền vững của ngân hàng. Có rất nhiều sản phẩm riêng lẻ hoặc chuỗi sản phẩm liên quan đến các ngành công nghiệp như xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp chế biến và khai thác, năng lượng sạch và tái tạo mà ngân hàng có thể áp dụng.
Quản trị rủi ro môi trường và xã hội: Các ngân hàng bền vững xem rủi ro về môi trường và xã hội gây ra từ các khoản cho vay cũng giống như rủi ro về tín dụng hay thị trường và tích hợp chúng vào trong hệ thống đánh giá và quản trị rủi ro khi đánh giá và xếp hạng các khoản cho vay và đầu tư.
Về báo cáo và công bố thông tin: Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải được thể hiện trong báo cáo phát triển bền vững.
Về nhân sự và đào tạo: Sự quan tâm và ủng hộ của cấp quản lý đối với các vấn đề môi trường và xã hội là một trong những yếu tố góp phần làm cho ngân hàng hoạt động ổn định, phát triển và bền vững. Do đó, việc cung cấp các chương trình đào tạo về phát triển bền vững thường xuyên để toàn bộ nhân viên hiểu được ý nghĩa và vận dụng những kiến thức này vào trong hoạt động là cần thiết.
(*) Tiến sĩ kinh tế – tài chính tại New Zealand.