Phân tích phân khúc khách hàng với Tableau
Quote from bsdinsight on 28 November 2023, 15:20Phân khúc khách hàng với mô hình phân tích RFM
Phân tích RFM là gì?
RFM trong phân tích RFM là viết tắt của lần truy cập gần đây, tần suất và giá trị mua hàng. Phân tích RFM là một cách phân khúc và xếp hạng khách hàng dựa trên khả năng họ sẽ hành động như thế nào trong tương lai. Tiêu chí cho phân tích này như sau: khách hàng đã mua hàng gần đây như thế nào, tần suất mua hàng và số tiền họ chi tiêu. Thông qua phân tích RFM, các công ty có thể xác định khách hàng nào là trung thành nhất và đáng được đối xử đặc biệt.
Recency
Recency là chỉ số được dùng để đo lường thời gian mua hàng gần nhất của khách hàng, đây được xem là yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ tương tác của khách hàng với doanh nghiệp. Khi áp dụng mô hình RFM, khách hàng được xem là có giá trị cao khi lần mua hàng gần nhất của họ xảy ra gần đây hơn. Ví dụ, khách hàng mới mua hàng vào tuần trước sẽ có mức Recency cao hơn so với khách hàng mua hàng cách đây một tháng.
Trong phân tích RFM, Recency được sử dụng để phân loại khách hàng thành những nhóm như sau:
- Khách hàng mới: Lần mua hàng gần nhất xảy ra gần đây là tiềm năng cho việc tương tác và tiếp thị tiếp theo.
- Khách hàng thường xuyên: Lần mua hàng gần nhất xảy ra không quá lâu, đánh dấu mức độ tương tác với doanh nghiệp liên tục.
- khách hàng có khả năng rời bỏ: Lần mua hàng gần nhất xảy ra đã lâu và có dấu hiệu suy giảm sự quan tâm của khách hàng hoặc mất dần liên hệ với doanh nghiệp.
- Khách hàng không hoạt động: Lần mua hàng gần nhất xảy ra rất lâu và không còn bất kỳ hoạt động mới nào. Nhóm khách hàng này thường không tương tác hoặc mất quan tâm đến doanh nghiệp.
Frequency
Frequency là chỉ số xác định số lần mua hàng của khách hàng trong khoảng thời gian nhất định và đánh giá mức độ tương tác của họ đối với doanh nghiệp. Nếu một khách hàng thường xuyên mua hàng thì khách hàng đó được xem là có giá trị Frequency cao hơn so với những khách hàng khác.
Dưới đây là các nhóm khách hàng được phân loại bằng cách sử dụng Frequency trong mô hình RFM:
- Khách hàng thường xuyên: Nhóm khách hàng có tần suất mua hàng cao trong một khoảng thời gian nhất định, được doanh nghiệp đánh giá là quan trọng và có tiềm năng mang lại lợi nhuận lớn.
- Khách hàng định kỳ: Nhóm khách hàng có tần suất mua hàng ổn định trong một khoảng thời gian nhất định nhưng không quá thường xuyên, nhóm này cùng được xem có tiềm năng phát triển và đạt mức độ thường xuyên hơn.
- Khách hàng ngẫu nhiên: Nhóm khách hàng có tần suất mua hàng không đều đặn, cụ thể, nhóm này khá khó dự đoán và cần quan tâm để tăng cường sự tương tác với doanh nghiệp.
- Khách hàng không thường xuyên: Nhóm khách hàng có rất ít lần hoặc không mua hàng trong một khoảng thời gian dài, nhóm này không phải là sự ưu tiên trong tiếp thị và doanh nghiệp cần phải nỗ lực để thúc đẩy gia tăng tần suất mua hàng ở họ.
Monetary
Monetary là chỉ số đo lường tổng giá trị các giao dịch mua hàng mà khách hàng đã thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Khi mức độ Monetary cao thể hiện khách hàng đã mua hàng với giá trị cao và có khả năng quay lại mua hàng.
Trong phân tích RFM, Monetary được sử dụng để phân loại khách hàng những nhóm sau:
- Khách hàng có giá trị cao: Chi tiêu một lượng tiền lớn trong mỗi giao dịch, đóng góp đáng kể vào doanh thu của doanh nghiệp, đây được xem là nhóm khách hàng quan trọng và doanh nghiệp cần tạo điều kiện thuận lợi để duy trì.
- Khách hàng có giá trị trung bình: Chi tiêu một khoản tiền vừa phải trong mỗi lần mua hàng, là nhóm khách hàng có tiềm năng phát triển và có thể nâng cao giá trị thông qua việc tăng cường tương tác và có chiến lược tiếp thị phù hợp.
- Khách hàng có giá trị thấp: Chi tiêu ít tiền trong mỗi lần giao dịch, là nhóm không thể mang lại lợi nhuận lớn và doanh nghiệp cần có sự nỗ lực để tăng cường giá trị giao dịch.
Video sau đây trình bày việc phân tích phân khúc khách hàng với Tableau
[presto_player id=96534]
Phân khúc khách hàng với mô hình phân tích RFM
Phân tích RFM là gì?
RFM trong phân tích RFM là viết tắt của lần truy cập gần đây, tần suất và giá trị mua hàng. Phân tích RFM là một cách phân khúc và xếp hạng khách hàng dựa trên khả năng họ sẽ hành động như thế nào trong tương lai. Tiêu chí cho phân tích này như sau: khách hàng đã mua hàng gần đây như thế nào, tần suất mua hàng và số tiền họ chi tiêu. Thông qua phân tích RFM, các công ty có thể xác định khách hàng nào là trung thành nhất và đáng được đối xử đặc biệt.
Recency
Recency là chỉ số được dùng để đo lường thời gian mua hàng gần nhất của khách hàng, đây được xem là yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ tương tác của khách hàng với doanh nghiệp. Khi áp dụng mô hình RFM, khách hàng được xem là có giá trị cao khi lần mua hàng gần nhất của họ xảy ra gần đây hơn. Ví dụ, khách hàng mới mua hàng vào tuần trước sẽ có mức Recency cao hơn so với khách hàng mua hàng cách đây một tháng.
Trong phân tích RFM, Recency được sử dụng để phân loại khách hàng thành những nhóm như sau:
- Khách hàng mới: Lần mua hàng gần nhất xảy ra gần đây là tiềm năng cho việc tương tác và tiếp thị tiếp theo.
- Khách hàng thường xuyên: Lần mua hàng gần nhất xảy ra không quá lâu, đánh dấu mức độ tương tác với doanh nghiệp liên tục.
- khách hàng có khả năng rời bỏ: Lần mua hàng gần nhất xảy ra đã lâu và có dấu hiệu suy giảm sự quan tâm của khách hàng hoặc mất dần liên hệ với doanh nghiệp.
- Khách hàng không hoạt động: Lần mua hàng gần nhất xảy ra rất lâu và không còn bất kỳ hoạt động mới nào. Nhóm khách hàng này thường không tương tác hoặc mất quan tâm đến doanh nghiệp.
Frequency
Frequency là chỉ số xác định số lần mua hàng của khách hàng trong khoảng thời gian nhất định và đánh giá mức độ tương tác của họ đối với doanh nghiệp. Nếu một khách hàng thường xuyên mua hàng thì khách hàng đó được xem là có giá trị Frequency cao hơn so với những khách hàng khác.
Dưới đây là các nhóm khách hàng được phân loại bằng cách sử dụng Frequency trong mô hình RFM:
- Khách hàng thường xuyên: Nhóm khách hàng có tần suất mua hàng cao trong một khoảng thời gian nhất định, được doanh nghiệp đánh giá là quan trọng và có tiềm năng mang lại lợi nhuận lớn.
- Khách hàng định kỳ: Nhóm khách hàng có tần suất mua hàng ổn định trong một khoảng thời gian nhất định nhưng không quá thường xuyên, nhóm này cùng được xem có tiềm năng phát triển và đạt mức độ thường xuyên hơn.
- Khách hàng ngẫu nhiên: Nhóm khách hàng có tần suất mua hàng không đều đặn, cụ thể, nhóm này khá khó dự đoán và cần quan tâm để tăng cường sự tương tác với doanh nghiệp.
- Khách hàng không thường xuyên: Nhóm khách hàng có rất ít lần hoặc không mua hàng trong một khoảng thời gian dài, nhóm này không phải là sự ưu tiên trong tiếp thị và doanh nghiệp cần phải nỗ lực để thúc đẩy gia tăng tần suất mua hàng ở họ.
Monetary
Monetary là chỉ số đo lường tổng giá trị các giao dịch mua hàng mà khách hàng đã thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Khi mức độ Monetary cao thể hiện khách hàng đã mua hàng với giá trị cao và có khả năng quay lại mua hàng.
Trong phân tích RFM, Monetary được sử dụng để phân loại khách hàng những nhóm sau:
- Khách hàng có giá trị cao: Chi tiêu một lượng tiền lớn trong mỗi giao dịch, đóng góp đáng kể vào doanh thu của doanh nghiệp, đây được xem là nhóm khách hàng quan trọng và doanh nghiệp cần tạo điều kiện thuận lợi để duy trì.
- Khách hàng có giá trị trung bình: Chi tiêu một khoản tiền vừa phải trong mỗi lần mua hàng, là nhóm khách hàng có tiềm năng phát triển và có thể nâng cao giá trị thông qua việc tăng cường tương tác và có chiến lược tiếp thị phù hợp.
- Khách hàng có giá trị thấp: Chi tiêu ít tiền trong mỗi lần giao dịch, là nhóm không thể mang lại lợi nhuận lớn và doanh nghiệp cần có sự nỗ lực để tăng cường giá trị giao dịch.
Video sau đây trình bày việc phân tích phân khúc khách hàng với Tableau