Business Central là gì

·

·

Business Central là gì?

Business Central, là giải pháp quản trị doanh nghiệp ERP nằm trong bộ sản phẩm Dynamics 365 của tập đoàn Microsoft. Mang đến cho doanh nghiệp giải pháp công nghệ, toàn diện, tích hợp nhằm quản lý các hoạt động của doanh nghiệp thương mại cũng như sản xuất. Sản phẩm đặc biệt dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Với nền tảng Power App, Microsoft cung cấp Business Central nền tảng low-code nhằm customize và develop các chức năng hoặc ngay cả một ứng dụng nhằm phụ vụ cho việc quản trị đặc thù của doanh nghiệp. Power BI được sử dụng nhằm khai thác tối đa dữ liệu nhằm cung cấp cho lãnh đạo thông tin kip thời trong quá trình đưa ra các quyết định vận hành doanh nghiệp 

Quản lý kế toán, tài chính doanh nghiệp

Quản lý kế toán tài chính cho doanh nghiệp, bao gồm 12 các chức năng sau đây, cung cấp cho team kế toán tất cả các công cụ quản lý kế toán

  1. Quản lý kế toán tổng hợp 
  2. Kế toán khoản trả
  3. Kế toán khoản thu
  4. Kế toán tài sản cố định
  5. Quản lý ngân sách
  6. Quản lý nghiệp vụ nội bộ
  7. Tổng hợp số liệu từ các đơn vị thành viên 
  8. Ngân hàng
  9. Kế toán tài sản cố định
  10. Quản lý chi phí với việc giám sát cùng ngân sách và thực thế. Business Central cung cấp chức năng quản lý chi phí cho dự án
  11. Phân bổ chi phí và doanh thu
  12. Quản lý giá tồn kho
  13. Hoàn toàn tương thích với kế toán Việt nam theo thông tư 200 với việc thiếp lập định khoản đặc biệt như thuế, chênh lệch tỷ giá,..
Quản lý kinh doanh, marketing

Kinh doanh và Markeing cung cấp 10 chức năng sau đây giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ nghiệp vụ cho vòng đời của khách khách hàng từ báo giá cho tới việc giao hàng, hoá đơn

  1. Tập trung quản lý khách hàng
  2. Quản lý báo giá
  3. Quản lý đơn hàng 
  4. Hoá đơn bán hàng
  5. Drop shipments giao hàng trực tiếp từ khách hàng sử dụng mua hàng 
  6. Hàng trả về
  7. Sản xuất lắp ráp cho đơn hàng (assembly order)
  8. Quản lý kế hoạch giao hàng (order planning & promising)
  9. Hoá đơn cho nhiều lần giao hàng
  10. Huỷ các hoá đơn khi khách hàng chưa thanh toán
Quản lý Supply Chain

Quản lý Supply Chain cung cấp các chức năng nhằm gia tăng mối quan hệ với nhà cung cấp, nhằm tiết kiệm thời gian trong quá trình mua sắm với chi phí tốt nhất cho doanh nghiệp 

  1. Quản lý các nhà cung cấp
  2. Theo dõi, giám sát đơn đặt hàng
  3. Tối ưu hoá nhà kho
  4. Trao đổi, liên lạc 
  5. Công nghệ đếm số lượng
  6. Theo dõi các hoạt động và tồn kho theo thời gian thực
  7. Đánh giá Nhà cung cấp, giảm chi phí
Quản lý dự án

Quản lý dự án chức năng tổ chức quản lý và vận hành dự án của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng, sản xuất theo đơn đặt hàng thì việc lập kế hoạch tiến độ, ghi nhận chi phí, doanh thu và nhật ký thực hiện hàng ngày là rất quan trọng.

  1. Tạo dự án với kế hoạch tiến độ cùng với các công cụ quản lý dự án
  2. Theo dõi chi tiết các task việc, kế hoạch và bản chấm công tham gia trong thời gian thực
  3. Quản lý nguyên liệu tiêu hao của dự án theo thời gian thực
  4. Phương pháp tính giá dở dang của dự án
  5. Quản lý Hoá đơn cho khách hàng của dự án (quản lý chặt chẽ doanh thu theo từng dự án của doanh nghiệp)
  6. Chức năng phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp vào dự án 
  7. Quản lý ngân sách, dự toán giá của dự án
  8. Theo dõi và đánh giá năng lực của nhà thầu tham gia dự án 
  9. Theo dõi tiến độ và hiệu suất của dự án
Quản lý kho

Quản lý kho là trung tâm của các hoạt động mua bán của doanh nghiệp, nắm giữ trách nhiệm phải cung cấp thông tin tồn kho của sản phẩm hàng hoá theo thời gian thực, tính giá xuất kho và đảm bảo cho doanh nghiệp gia tăng trải nghiệm khách hàng tốt nhất

  1. Quản lý thông tin dữ liệu của hàng hoá, sản phẩm (item)
  2. Quản lý theo Item Categorization, Item Catalog
  3. Theo dõi tính sẵn sàng của hàng hoá, sản phẩm cung cấp cho khách hàng
  4. Thiết lập các mặt hàng trong kho dành riêng cho các đơn hàng (item reservation)
  5. Xây dựng cấu trúc sản phẩm BOM (bill of material)
  6. Chức năng cung cấp các thuộc tính, tính chất của sản phẩm 
  7. Chức năng kiểm kê kho (inventory counting)
  8. Quản lý chuyển kho 
  9. Chức năng hỗ trợ người dùng theo dõi tồn kho theo serial number hoặc là theo lô
Quản lý nhà kho

Quản lý nhà kho cung cấp các chức năng tự động hoá các nghiệp vụ trong quản lý kho qua các thiết bị cầm tay (handheld) và sử dụng mã barcode

  1. Quản lý nhận hàng
  2. Quản lý giao hàng
  3. Quản lý sắp đặt hàng hoá trong kho
  4. Chức năng quản lý việc thu thập sản phẩm cho đơn hàng
  5. Chức năng quản lý di chuyển hàng hoá trong kho
Quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất nhằm mang tới những sản phẩm phục vụ kinh doanh thì lên kế hoạch cho đơn hàng, cho lệnh sản xuất và bao gồm các các dự báo của thị trường nhằm giúp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể cho khách hàng 

  1. Quản lý kế hoạch sản xuất
  2. Chức năng quản lý dự báo nhu cầu cho sản phẩm
  3. Chức năng lập kế hoạch, dự báo các đơn hàng
  4. Chức năng hỗ trợ theo dõi tồn kho nhằm cung cấp cho các hoạt động sản xuất, đơn hàng
  5. Quản lý hợp đồng thuê ngoài
  6. Chức năng cung cấp danh mục nhu cầu của sản phẩm, nguyên vật liệu
  7. Quản lý kế hoạch hậu cần cho doanh nghiệp
  8. Tạo và quản lý Lệnh sản xuất từ các Đơn hàng
  9. Chức năng MPS và MRP
  10. Tính toán lịch sản xuất cho từng phân xưởng sản xuất
  11. Quản lý Lệnh sản xuất 
  12. Ghi nhận xuất nguyên vật liệu và các chi phí sử dụng chi tiết cho từng lệnh sản xuất

Với Business Central, Microsoft mang lại cho doanh nghiệp nền tảng công nghệ cho vận hành, cho chuyển đổi số nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh và đổi mới của doanh nghiệp. Quản lý và vận hành trong môi trường số, môi trường cộng tác và chia sẻ và là nền tảng xây dựng văn hoá của doanh nghiệp. Là nền tảng nhằm quản lý và tối ưu tài chính kế toán của doanh nghiệp theo đúng với các tiêu chuẩn của kế toán Việt Nam 


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *