Chiến lược dữ liệu của doanh nghiệp
Chiến lược dư liệu: được hiểu là các bước, giai đoạn cần phải làm của doanh nghiệp để xây dựng nền tảng dữ liệu, vì giờ đây, các nhà quản trị doanh nghiệp đều hiểu rằng dữ liệu đó là tài sản của mình, cần phải xây dựng, phát triển và khai thác triệt để loại hình tài sản này nhằm nâng cao năng lực canh tranh của doanh nghiệp
Các bước đi cơ bản nhất của chiến lược dữ liệu thường bao gồm
-
Xác định và tìm cách thu thập dữ liệu nguồn về nơi chứa dữ liệu của doanh nghiệp
-
Chuyển đổi, kết nối, làm sạch, gia tăng chất lượng dữ liệu và tính sẵn sàng của dữ liệu
-
Phân quyền, bảo mật, chia sẻ và khai thác dữ liệu
-
Cộng đồng hoá dữ liệu trong doanh nghiệp của bạn nhằm mang lại giá trị khai thác dữ liệu tốt nhất cho toàn bộ doanh nghiệp của bạn
Và chúng ta có thể hiểu toàn bộ quá trình là việc bạn cần phải tìm kiếm thông tin hàng ngày trên Google, Bing,… và trên các phương tiện khác mà bạn có thể tiếp cận, ghi nhớ và phân tích, cung cấp cho đồng nghiệp để cùng thảo luận thì giờ đây, công việc đó bạn thực hiện trên 1 nền tảng dữ liệu cùng với các công cụ về khai thác dữ liệu
Xuất phát công việc xây dựng chiến lược dữ liệu này được sự đóng góp và thực hiện ở tất cả các bộ phận của doanh nghiệp
-
Bộ phận BOD cần các dữ liệu liên quan tới việc ra các quyết định mang tầm chiến lược, tầm nhìn như cần phải phát triển mạnh vào các loại sản phẩm nào, thị trường nào, đầu tư phát triển ở các ngành hàng mới nào, thị trường mới nào
-
Các bộ phận Kinh doanh, Marketing lại cần các dữ liệu về kinh doanh như khách hàng mục tiêu, khách hàng chiến lược, khách hàng dẫn dắt, doanh thu, doanh số, số lượng, giá,.. kế hoạch, dự báo,.. thì lại vẫn phải dùng rất nhiều về nền tảng dữ liệu để có câu trả lời nhanh nhất. Trong khi đó, ở bộ phận Marketing lại cần các số liệu của kinh doanh và thị trường để tìm kiếm các phân khúc khách hàng, xây dựng các hành trình khách hàng chi tiết nhất, cá nhân hoá nhất để khách hàng đi tới với doanh nghiệp
-
Bộ phận tài chính lại cần dữ liệu theo định hướng xây dựng các mô hình tài chính từ các ghi nhận kế toán với các nhu cầu về ngân sách, phân tích chi tiết lãi lỗ, tập trung các chỉ số tài chính cho các hoạt động của doanh nghiệp và là nơi vận hành hệ thống tuần hoàn của doanh nghiệp nên việc đặt mục tiêu trên nền tảng số là không mấy khó hiểu so với các nhận định cảm tính.
-
Bộ phận sản xuất: với các doanh nghiệp sản xuất thì việc xây dựng cán cân giữa các hoạt động sản xuất, các hoạt động kinh doanh, các hoạt động mua hàng và các hoạt động tồn kho không bao giờ dễ dàng nếu bạn không có một hệ thống ứng dụng đủ tốt để cung cấp các dữ liệu và một công cụ phân tích tốt cho các quản lý tại bộ phận này.
Nhưng bên cạnh đó, vẫn có một số các vấn đề mà dễ dàng đưa chúng ta vào các nhầm lẫn khi xây dựng chiến lược về dữ liệu cho doanh nghiệp
-
Chiến lược về dữ liệu cần tập trung vào vấn đề về kỹ thuật, vấn đề về công nghệ: và đây là nhận định rất dễ dàng ảnh hưởng tới kế quả của dự án. Hãy gạt ngay các ý kiến về dữ liệu là thuộc các vấn đề về kỹ thuật, mà hãy nghĩ tới việc mang kỹ thuật công nghệ vào mục đích kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp bạn. Chỉ có nền tảng kỹ thuật của dữ liệu mới là kỹ thuật, còn phần còn lại từ việc ý tưởng, thiết kế, nuôi dưỡng và thử nghiệm, vận hành, trải nghiệm đều là sự đóng góp của các bộ phận mà có thể nói là non-tech của doanh nghiệp.
Để giải quyết việc này, cách hay nhất vẫn là thường xuyên trao đổi, tìm hiểu các vấn đề cần được giải quyết trong các vận hành hàng ngày của các bộ phận và tìm ra giải pháp mang dữ liệu, công nghệ để trợ giúp họ giải quyết các vấn đề này
Xây dựng mối quan hệ giữa các bộ phận cũng là cách thức để bạn vượt qua được ý nghĩ dữ liệu là vấn đề của kỹ thuật – điều này gíup cho bạn xây dựng nên các nhu cầu liên phòng ban, các nhu cầu liên kết giúp cho người dùng nghiệp vụ ở cá bộ phận này ngày càng đồng nhất về ngôn ngữ hơn trên môi trường dữ liệu, môi trường công nghệ của bạn -
Chiến lược về dữ liệu chủ yếu là CNTT: đều này làm cho bạn đẩy toàn bộ trách nhiệm về việc xây dựng chiến lược của bạn trên CNTT, hoặc trên bộ phận CNTT. Bạn sẽ không bao giờ thành công về chiến lược dữ liệu nếu để mọi trách nhiệm ở CNTT
Bộ phận CNTT giúp bạn tìm ra các công nghệ phù hợp nhất để giúp bạn xây dựng chiến lược dữ liệu, các phương pháp hay nhất để tổ chức dữ liệu cho bạn, nhưng còn về kiến thức của ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, các kiến thức về chuyên môn, về chức năng đặc biệt là các mô hình kinh doanh của bạn thì chắc chắn cần có sự tham gia của các bộ phận nghiệp vụ, và đây chính là mối lương duyên của các bộ phận khắn khít với nhau trên môi trường nền tảng dữ liệu công nghệ -
Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp và tư tưởng thay đổi của doanh nghiệp: đều này mới nghe qua thì rất khó hiểu tại sao văn hoá của doanh nghiệp lại ảnh hưởng tới chiến lược xây dựng nền tảng dữ liệu.
Khi thực hiện chiến lược về dữ liệu, tức là bạn đang tập trung các bộ phận liên quan tới dữ liệu cùng ngồi trên một con thuyền, cùng hướng tới cái đích thành công lâu dài của chiến lược đó. Đây là một quá trình, và quá trình này cũng bao hàm các sự thay đổi của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu này. Làm rõ lý do đứng đằng sau việc xây dựng nền tảng dữ liệu là gì?
Việc thực thi chiến lược dữ liệu đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của các bộ phận tham gia vào, và sự thay thể các thói quen cũ bằng các quy trình, nghiệp vụ mới công nghệ hơn. Sự thay đổi ở đây thúc đẩy mối quan hệ giữ các bên liên quan rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn và nhất là cụ thể hơn trên nền tảng số, nền tảng dữ liệu. Điều này chắc chắn sẽ cần đến các nổ lực, quyết tâm của lãnh đạo doanh nghiệp trong quá trình hình thành và phát triển của dự án Dữ liệu
Chúng ta hãy tập trung vào quản lý việc thay đổi bên cạnh các cải tiến về mặt kỹ thuật, công nghệ và sự công tác trong môi trường của doanh nghiệp mà trung tâm là con người của doanh nghiệp đó. Cần phải nhận thức điều này ngay từ ngày đầu xây dựng chiến lược về dữ liệu, đó là con người làm trung tâm chứ không phải là công nghệ hay dữ liệu
Leave a Reply